Lá Lúa Có Thật Sự Làm Trầy Mặt Kính Sapphire Của Đồng Hồ Cover Hay Không?
Trong giới đồng hồ, mặt kính Sapphire được biết đến với độ cứng và khả năng chống trầy xước cao. Tuy nhiên, có nhiều thông tin gây tranh cãi về việc lá lúa có thể làm trầy kính Sapphire. Bài viết này sẽ khám phá thực hư của vấn đề này, làm rõ những hiểu lầm phổ biến và cung cấp cái nhìn chính xác về khả năng chống trầy xước của kính Sapphire.
Đồng Hồ Cover là Gì?
Đồng hồ Cover Switzerland được những nghệ nhân Thuỵ Sĩ chế tác những sản phẩm hàng đầu thế giới. Cover Switzerland luôn tôn lên cái tôi, sự tinh tế riêng biệt trọng từng thiết kế: Cover Sport thể hiện niềm đam mê bất tận với thể thao, Cover Trend thể hiện sự ấn tượng hài hoà nét quý phái thời thượng, Cover Classic mang tới sự sang trọng cổ điển, truyền thống.
Tất cả các đồng hồ Cover Switzerland đều được sản xuất và lắp ráp tại trụ sử chính SoloThum, Thuỵ Sĩ theo những yêu cầu khắt khe về độ chính xác và tin cậy. Các linh kiện được đặt ở những đơn vị sản xuất uy tín nhất Thuỵ Sĩ như ETA, SETILA và RONDA?
Vậy lá lúa có thật sự làm trầy mặt kính Sapphire của đồng hồ Cover?
Thông tin này đã xuất hiện trên một số trang kiến thức về đồng hồ và gây ra nhiều tranh cãi. Liệu loại lá mỏng manh này có thực sự làm xước mặt kính đồng hồ như các bài viết đã đề cập?
Mặt kính Sapphire có thể bị xước bởi cạnh lá lúa ?
Sự thật sẽ được giải đáp ngay sau đây! Trong một số bài viết có đề cập rằng kính Sapphire có khả năng bị trầy khi bạn lấy kim cương, Sapphire hoặc cạnh của lá lúa chà xát lên bề mặt. Thông tin này đúng nhưng chưa rõ nghĩa. Lá lúa ở đây không phải là lá cây mà ám chỉ lá kim loại cực mỏng và sắc (mỏng như lá lúa) chuyên dùng để cắt kim loại. Khi dùng nó cà lên mặt kính Sapphire, chúng có khả năng gây trầy xước.
Hoặc, kể cả khi có một vật bất kỳ có độ cứng thấp nhưng xấp xỉ Sapphire, khi bị vỡ thành những mảnh sắc mỏng như lá lúa, chúng cũng có khả năng làm xước mặt kính. Thực tế, lá của cây lúa dù rất mảnh và sắc nhưng không thể làm xước mặt kính thường, chứ chưa nói đến mặt kính Sapphire, nên dù có cọ đến nát cũng không xước.
Vậy mặt kính Sapphire có thể bị xước bởi vật gì?
Nói chung, các bác có thể hiểu đơn giản: những gì có độ cứng ngang hoặc cứng hơn sẽ có khả năng gây trầy xước. Ví dụ như kim cương, thạch anh… Đó là lý do mà đồng hồ bị cà bằng đầu bút bi hoặc cọ vào tường sẽ bị xước, vì trong những vật này có chứa thạch anh. Ngoài ra, đối với mặt kính tráng Sapphire, sau một thời gian sử dụng, chúng cũng sẽ bị xước do lớp Sapphire dần mất đi.
Gợi ý sử dụng và bảo dưỡng đồng hồ Sapphire
Nên tránh:
- Va chạm và tiếp xúc với chất ăn mòn, nhiệt độ cao hoặc từ trường mạnh.
- Sử dụng bất kỳ dung môi, chất làm sạch, chất tẩy công nghiệp, chất dính, sơn hoặc các chất xịt mỹ phẩm.
- Đeo đồng hồ cùng các vòng đeo tay vì dễ tạo vết xước hay làm hỏng mặt đồng hồ.
- Chỉnh nút chỉnh giờ khi đồng hồ bị ướt.
- Để đồng hồ nơi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Sử dụng, nhấn các nút hoặc cài đặt ở dưới nước.
Nên làm:
- Làm sạch đồng hồ định kỳ bằng vải mềm hơi ẩm để gia tăng tuổi thọ đồng hồ.
- Nếu xuất hiện hơi nước ngưng tụ, cần mang đồng hồ đến Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng của các hãng càng nhanh càng tốt để giảm thiểu hư hỏng bên trong.
- Thay pin khi đồng hồ chạy sai giờ hoặc chuyển động kim giây không đều vì rò rỉ điện. do pin chết có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho đồng hồ.
Kết luận, lá lúa thông thường không thể làm trầy mặt kính Sapphire của đồng hồ Cover. Tuy nhiên, các mảnh kim loại mỏng và sắc có thể gây ra trầy xước nếu có độ cứng tương đương hoặc lớn hơn Sapphire. Do đó, việc bảo quản và sử dụng đồng hồ đúng cách là rất quan trọng để duy trì vẻ đẹp và độ bền của mặt kính Sapphire.